TỔNG HỢP NGỮ PHÁP SƠ CẤP TIẾNG NHẬT
Tổng hợp ngữ pháp sơ cấp tiếng Nhật
Hôm nay đi lò mò lung tung lại tổng hợp được bài này. Nói là N5 cũng không hẳn, N4 thì chắc cũng có một phần, N3 thì khả năng là không với đến. Nhưng dù sao thì mình đọc thấy cũng rất chi tiết và thú vị. Tuy bị khuyết mất vài đoạn nhưng cũng vẫn khá là đầy đủ. Hi vọng mọi người hứng thú. Dưới đây là tổng hợp gần 150 ngữ pháp sơ cấp tiếng Nhật, gồm tất tật giải thích, ví dụ…
1.N1はN2です – N1 là N2.
Đây là một dạng mẫu câu đơn giản nhất trong tiếng Nhật 「N1 là N2」,「N1」và「N2」đều là danh từ. Chủ ngữ được thể hiện bằng trợ từ「は」(Lưu ý: trợ từ này được đọc là “Wa”, chứ không phải “Ha”).Cuối câu khẳng định ở thời hiện tại có thêm「です」(Có thể hiểu tương đương với động từ “là” trong tiếng Việt, được sử dụng với ý lịch sự)
Ví dụ: わたしは ジョンです。 Tôi là John.
2.N1はN2ですか→ はい、N1は N2です N1 có phải N2 không?=> Vâng, N1 là N2.
Muốn chuyển sang câu nghi vấn, chỉ cần thêm「か」vào cuối câu. Trong câu trả lời khẳng định được gắn thêm「はい」vào đầu câu.
A: あなたは ジョンさんですか。
B: はい、わたしは ジョンです。
3.N1はN2ですか→ いいえ、N1は N2では ありません
Trong câu trả lời phủ định, phải thêm「いいえ」vào đầu câu và cuối câu phải chuyển từ「です」(khẳng định) sang「では ありません」(phủ định).
Mẫu câu「N1は N2では ありません」cũng có thể hoạt động một cách độc lập.
いいえ、わたしは ジョンでは ありません。 Không, tôi không phải là John.
4.N1のN2
Trường hợp muốn sử dụng danh từ (N1) để thuyết minh, giải thích cho danh từ khác (N2), thì chỉ cần gắn trợ từ「の」vào giữa hai danh từ đó. Đây là một trong những cách kết hợp từ phổ biến, thể hiện nhiều mối quan hệ từ trong tiếng Nhật.
にほんごの せんせい (a teacher of Japanese) = giáo viên tiếng Nhật
がいこくの ひと (a foreigner) = người nước ngoài
へやの かぎ (a room key) = chìa khóa phòng
ジョンさんは アメリカの がくせいです。 Anh John là học sinh Mỹ.
5.これはNです.[ これ/それ/あれ ] は Nです[Đây/Đó/Kia] là N.
「これ」,「それ」, và「あれ」là những đại từ chỉ thị, với tư cách là chủ ngữ trong câu.
これ: Chỉ những vật ở gần người nói.
それ: Chỉ những vật ở gần đối tượng giao tiếp.
あれ: Chỉ những vật ở xa cả người nói và đối tượng giao tiếp.
これは ほんです。 = Đây là quyển sách.
それは にほんの とけいです。 = Đó là đồng hồ Nhật.
あれは バスです。 = Kia là xe buýt.
6.この/その/あのN,[ この/その/あの ] N,N [này/đó/kia]
「この」,「その」, và「あの」cũng là những đại từ chỉ thị, có chức năng hạn định cho N (danh từ) đứng ngay sau chúng.
この ほんは にほんごの ほんです。 = Quyển sách này là quyển sách tiếng Nhật.
7.N1ですか、N2ですか Là N1 hay là N2?
Là câu hỏi lựa chọn「N1」hoặc「N2」
A: これは ペンですか、えんぴつですか。Đây là bút mực hay bút chì.
B: それは ペンです。Đó là bút mực.
A: それは じどうしゃの かぎですか、じてんしゃの かぎですか。Đó là chìa khóa xe hơi hay chìa khóa xe đạp.
B: これは じてんしゃの かぎです。Đây là chìa khóa xe đạp.
8.なんですかLà cái gì?
Cách hỏi tên của đồ vật (hoặc hỏi về một hiện tượng nào đó).
Đối với dạng câu hỏi này không dùng câu trả lời có「はい」hoặc「いいえ」. Dạng gốc của 「なん」là「なに」. Trước 「です」, luôn luôn đọc là「なん」. Trong tiếng Nhật, từ để hỏi không nhất thiết lúc nào cũng đứng ở đầu câu.
A: あれは なんですか。Kia là cái gì?
B: あれは スカーフです。ハンカチでは ありません。Kia là cái khăn quàng, không phải khăn tay.
9.だれですかLà ai?
Cách hỏi tên người.
Đối với dạng câu hỏi này cũng không dùng câu trả lời có「はい」hoặc 「いいえ」.
「だれ」là từ để hỏi tên người hoặc hỏi về mối quan hệ của con người.Cách nói của lịch sự của「(この) 人」và「だれ」là「(この) かた」và「どなた」
A: あの 人は だれですか。Người kia là ai?
B: あの 人は Aさんです。Người kia là anh A.
A: あの かたは どなたですか。Vị kia là vị nào?
B: あの かたは Aさんです。Vị kia là anh A.
10.N1は~です。N2も~ですN1 là ~. N2 cũng là ~.
Trợ từ「も」có nghĩa là “cũng”, “cũng là”. Được dùng sau chủ ngữ (N2) của câu thứ hai, biểu thị nội dung giống với câu thứ nhất (N1)
これは がくせいの つくえです。それも がくせいの つくえです。Đây là bàn học sinh. Kia cũng là bàn học sinh.
あなたも マレーシアの がくせいですか。Bạn cũng là học sinh Malaysia hả?
11.NはどれですかN là cái nào?
Từ nghi vấn「どれ」, có nghĩa là “cái nào?’’, được dùng trong câu hỏi lựa chọn, trong một nhóm có từ hai trở lên.
せんせいの いすは どれですか。Ghế giáo viên là cái nào?
12.Nはこれ/それ/あれですN là [cái này/cái đó/cái kia]
Cách nói nhằm chỉ định một đồ vật cụ thể nào đó nằm trong số nhiều.
「これ」: Cái này; 「それ」: Cái đấy/ đó;「あれ」: Cái kia.
せんせいの いすは これです。 Ghế giáo viên là cái này.
13.どのNですかLà N nào?
Từ nghi vấn「どの」có thể hiểu là “…nào”, sau nó luôn luôn là một danh từ đã được định danh.
Đối với người, dùng「どの 人」hoặc「どの かた」. (người nào, vị nào)
A: すずきせんせいは どの かたですか。Cô Suzuki là vị nào?
B: すずきせんせいは あの かたです。Cô Suzuki là vị kia.
14.N1とN2 N1 và N2
Trợ từ「と」có chức năng nối kết hai danh từ, nghĩa là “và”
ほんと ノート = sách và vở
マリアさんと ローラさんは フィリピンの がくせいです。 = Chị Maria và chị Laura là học sinh Philipin.
15.ここはPlaceですĐây [Nơi này] là [nơi chốn].
「ここ」, 「そこ」và 「あそこ」 là những đại từ chỉ địa điểm.
Với nghĩa “(ở) đây là…”(địa điểm gần người nói); “(ở) đấy là…” (gần đối tượng giao tiếp) và “(ở) kia là…”(cách xa cả người nói và đối tượng giao tiếp).
ここは じむしつです。 Đây là văn phòng.
16.NはどこですかN ở đâu ạ?
Từ nghi vấn「どこ」dùng để hỏi về địa điểm, có nghĩa là “ở đâu?”
やまださんの うちは どこですか。 Nhà anh Yamada ở đâu ạ?
17.Nはいくらですか N giá bao nhiêu?
Từ nghi vấn「いくら」dùng để hỏi về giá cả, có nghĩa là “bao nhiêu tiền?”
A:この ジュースは いくらですか。 Nước quả này giá bao nhiêu?
18.NはA(い)-いです Diễn tả tính chất.
Đây là dạng câu có vị ngữ là tính từ. Tính từ là từ biểu thị tính chất của danh từ. Trong tiếng Nhật, tính từ được chia làm hai loại.
Tính từ đuôi “i” (Aい), còn được gọi là “hình dung từ” và tính từ đuôi “na” (Aな), còn được gọi là “hình dung động từ”.
あの さかなは あたらしいです。 Con cá kia mới.
19.A(い)-くないです
Dạng phủ định của「Aい」là「くない」. Có nghĩa là bỏ đuôi「い」, thay bằng「くない」.
しょくどうの スープは たかく ないです。 Món súp của nhà ăn không mắc.
20.A(い)-いN
Trường hợp「Aい」làm chức năng bổ nghĩa cho danh từ thì kết hợp trực tiếp và đứng trước danh từ đó.
あの ふるい たてものは レストランです。 Tòa nhà cũ kia là nhà hàng.
21.A(い)-いNは~です
Câu có chủ ngữ là danh từ được bổ nghĩa bằng「Aい」
この あかい かみは しょっけんでは ありません。 Tờ giấy đỏ này không phải là phiếu ăn.
22.どんな Nですか→Aい–い NですN như thế nào?
Cách hỏi về tính chất, trạng thái của người hoặc sự vật (N) và cách trả lời.
Khi hỏi phải dùng「どんな」(như thế nào) và trả lời phải sử dụng「Aい」hoặc「Aな」.
A: ふじさんは どんな 山ですか。 Núi Phú Sỹ là núi như thế nào?
B: ふじさんは たかい 山です。 Núi Phú Sỹ là núi cao.
23.~。そして、…。
「そして」 là từ nối, có chức năng nối hai câu với nhau, và nó luôn đứng ở đầu câu thứ hai. Có thể hiểu là “và thế rồi”, “sau đó”, “và”, “hơn nữa”…
あの へやは ちいさいです。そして、くらいです。 Phòng kia nhỏ. Và tối nữa.
Lưu ý: Trợ từ「と」tuy cũng có nghĩa là “và” nhưng không thực hiện chức năng nối hai câu. Cho nên không thể nói 「あの へやは ちいさい です。と、くらいです」
24.いまなんじですか Cách hỏi giờ. “ima” = “bây giờ”, “nanji” = “mấy giờ”
A: いま なんじですか。Mấy giờ rồi ạ?
B: いま 十一じです。Giờ là 11 giờ.
25.Nを VますSẽ làm gì.
Đây là một dạng câu vị ngữ động từ. Động từ (V) đứng ở cuối câu. Từ chỉ mục đích (đối tượng của hành động hay còn gọi là “bổ ngữ”) đứng trước trợ từ「を」, tạo thành mẫu câu「N を V 」
わたしは ラジオを ききます。 Tôi sẽ nghe đài.
Chú ý: Từ chỉ đối tượng trực tiếp luôn đứng trước động từ. Không nói 「わたしはききますすラジオ
26.Nを VませんSẽ không làm gì.
Dạng「Vます」khi chuyển sang phủ định thì chỉ cần thay「ます」bằng「ません」.
わたしは ラジオを ききません。 Tôi sẽ không nghe đài.
27.なにを VますかHỏi làm cái gì.
Khi muốn hỏi về đối tượng của hành động (từ chỉ mục đích), dùng「なに」, nghĩa là “gì”, “cái gì”
あなたは なにを よみますか。 Bạn đọc cái gì vậy?
28.Nを VましたĐã làm gì.
Muốn chuyển động từ dạng 「Vます」sang dạng quá khứ, chỉ cần thay 「ます」bằng 「ました」.
わたしは テニスを しました。 Tôi đã chơi tennis.
29.きのうNをVました
きのう N を Vました Hôm qua làm gì đó.
あした N を Vます Ngày mai sẽ làm gì đó.
Một số trạng từ chỉ thời gian:「きょう」(hôm nay),「せんしゅう」(tuần trước),「あさ」 (sáng nay).
Trạng từ chỉ thời gian thường đứng ở đầu câu hoặc sau chủ ngữ.(không đứng ở cuối câu)
やまださんは きのう ピンポンを しました。 Anh Yamada hôm qua đã chơi bóng bàn.
わたしは よる えいがを みます。 Tôi sẽ xem phim vào buổi tối.
30.Nを VませんでしたĐã không làm gì đó.
Dạng phủ định trong quá khứ của「Vます」là「Vませんでした」.
わたしは えいごを べんきょうしませんでした。 Tôi đã không học tiếng Anh.
31.PlaceでVますLàm gì ở nơi nào đó.
Trợ từ「で」trong trường hợp này biểu thị đia điểm xảy ra hành động.
わたしは ぎんざの えいがかんで えいがを みました。 Tôi đã xem phim ở rạp chiếu phim Ginza.
32.どこでVますかHỏi làm gì đó ở đâu.
Khi muốn hỏi địa điểm xảy ra hành động, dùng「どこで」, có nghĩa là “ở đâu?”
あなたは どこで えいがを みますか。 Anh xem phim ở đâu vậy?
33.きのうPlaceでなにをVましたか
きのう Placeで なにを Vましたか Hôm qua bạn đã làm cái gì ở [nơi chỗ]?
あした Placeで なにを Vますか Ngày mai bạn sẽ làm gì ở [nơi chỗ]?
Cách hỏi đã làm gì, ở đâu vào một thời điểm nào đó trong quá khứ. Thông thường trạng từ chỉ thời gian đứng sau chủ ngữ và đứng trước từ chỉ địa điểm.
あなたは きのう しんじゅくで なにを しましたか。 Anh hôm qua đã làm gì ở Shinjuku?
あなたは あした ぎんざで なにを しますか。Anh ngày mai sẽ làm gì ở Ginza?
34.N1は~をVます。N2(も)~をVます N1は ~を Vます N1 làm ~. N2も ~を Vます N2 cũng làm ~.
Khi「N2」thực hiện một hành động nào đó giống với「N1」thì sau「N2」có thể dùng trợ từ「も」(thay cho「は」), với nghĩa “cũng”,”cũng như”…
ジョンさんは ひらがなを かきます。マリアさんも ひらがなを かきます。 Anh John viết chữ hiragana. Chị Maria cũng viết chữ hiragana.
35.~はN1をVます。~はN2(も)Vます ~は N1を Vます ~は N2も Vます
Chủ thể làm một hành động và cũng làm hành động khác.
Khi cùng một chủ thể thực hiện từ hai hành động trở lên thì sau từ chỉ mục đích (bổ ngữ) ở câu thứ hai, có thể dùng trợ từ「も」(thay cho「を」)
ジョンさんは ひらがなを かきます。ジョンさんは かたかなも かきます。 Anh John viết chữ hiragana. Anh John cũng viết chữ katakana.
36.~はあしたNをVます。~はあさって(も)NをVます
~は あした Nを Vます Ngày mai ~ làm[V] việc [N]
~は あさっても Nを Vます Ngày kia ~ cũng làm[V] việc [N]
Nếu gắn trợ từ 「も」vào sau trạng từ chỉ thời gian của câu thứ hai, thì nội dung câu hai cũng giống như câu một, đồng thời chủ thể hành động cũng là một.
ジョンさんは あした かんじを かきます。ジョンさんは あさっても かんじを かきます。 Anh John ngày mai viết chữ kanji. Anh John ngày kia cũng viết chữ kanji.
37.~はまいにちVます Làm gì đó hàng ngày.
Cách nói sử dụng trạng từ chỉ thời gian biểu thị sự lặp đi lặp lại: 「まいにち」 (hàng ngày) và 「ときどき」 (thỉnh thoảng).
わたしは まいにち としょしつで べんきょうします。 Tôi hàng ngày học ở thư viện.
マナさんは ときどき へやで てがみを かきました。 Chị Maria thỉnh thoảng viết thư trong phòng.
38.~は日よう日にVます ~ làm gì đó vào ngày chủ nhật
Trợ từ「に」đứng trước trạng từ chỉ thời gian, nhấn mạnh đến tính chính xác về thời gian xảy ra hành động. Tuy nhiên nếu không cần nhấn mạnh đến tính chính xác đó, có thể không cần trợ từ này. Cần thiết gắn trợ từ này sau “giờ giấc”, “thứ”, “ngày tháng”. Không cần thiết đối với trường hợp chỉ thời gian mang tính chất tương đối như 「きょう」 (hôm nay),「せんしゅう」(tuần trước).
わたしは 日よう日に バドミントンを します。 Tôi sẽ chơi cầu lông vào ngày chủ nhật.
39.~。そして、…。 Diễn tả “và” với hai hành động. 「そして」 là từ nối, có chức năng nối hai câu với nhau, và nó luôn đứng ở đầu câu thứ hai. Có thể hiểu là “và thế rồi”, “sau đó”, “và”, “hơn nữa”…
わたしは 七じごろ おきます。そして、十じごろ ねます。 Tôi thức dậy lúc khoảng 7 giờ. Và khoảng 10 giờ tôi ngủ.
Chú ý: ごろ goro Nói về khoảng thời gian mang tính chất tương đối
三じごろ (khoảng 3 giờ)
三月三日ごろ (vào khoảng ngày 3 tháng 3),
1900ねんごろ (khoảng năm 1900).
40.N1のN2⇒N1の Nói tắt N2 khi cả hai người nói và nghe đều hiểu là nói về N2.
Trong hội thoại, nếu cả hai đều hiểu「N2」biểu thị ý nghĩa gì thì có thể được lược bỏ. Thông thường đó là trường hợp sử dụng trợ từ sở hữu「の」
その じてんしゃは だれの じてんしゃですか。Xe đạp kia là xe đạp của ai thế?
→その じてんしゃは だれのですか。Xe đạp kia là của ai thế?
この じてんしゃは わたしの じてんしゃです。Xe đạp này là xe đạp của tôi.
→この じてんしゃは わたしのです。Xe đạp này là của tôi.
これは マナさんのでは ありません。Đây không phải là của chị Mana.
41.A(い)-いN⇒A(い)-いの Nói tắt danh từ thành “no”.
Trong hội thoại nếu cả hai đều hiểu「N」biểu thị ý nghĩa gì thì có thể thay「N」bằng trợ từ 「の」.
A: その ふるい じてんしゃは だれのですか。Xe đạp cũ kia là của ai thế?
B: その ふるいのは アリさんのです。Cái cũ kia là của anh Ari.
42.~は Nでした Dạng quá khứ của「Nです」là「Nでした」.
きのうは アリさんの たんじょうびでした。Hôm qua là sinh nhật anh Ali.
43.~は Nでは ありませんでした
Dạng quá khứ của「N ではありません」là「Nではありませんでした」
きのうは マナさんの たんじょうびでは ありませんでした。Hông qua không phải là sinh nhật chị Mana.
44.Placeへいきます
Trợ từ「へ」trong trường hợp này có nghĩa chỉ phương hướng chuyển động, được gắn sau danh từ chỉ địa điểm.
Lưu ý đọc là “e”, chứ không phải “he”
わたしは きのう ほんやへ いきました。Tôi hôm qua đi đến hiệu sách.
45.Placeから きます
Trợ từ「から」được gắn sau danh từ chỉ địa điểm xuất phát.
Được hiểu là “từ đâu đến”
マナさんは タイから きます = Chị Mana đến từ Thái Lan.
46.いつ
Từ nghi vấn「いつ」được sử dụng để hỏi về thời điểm, có nghĩa là “khi nào”, “bao giờ”.
いつ きょうとへ いきますか。Anh sẽ đi Kyoto khi nào?
47.どこのくにのひとですか Là cách hỏi về quốc tịch của ai đó.
Được hiểu là “…người nước nào?” doko = ở đâu, kuni = nước, doko no kuni = nước ở đâu, nước nào
マナさんは どこの くにの がくせいですか。Chị Mana là học sinh nước nào?
48.N1と N2の ~は おなじです.N1と N2は おなじ ~です
「おなじ」có nghĩa là “giống”, “giống nhau”.
Lưu ý: Khi 「おなじ」 làm chức năng tu sức cho danh từ đứng sau nó, thì không cần 「な」 hoặc 「の」.
○おなじ ほん ĐÚNG same book = quyển sách giống nhau
×おなじな ほん SAI
×おなじの ほん SAI
A=B : A と B は おなじです A và B giống nhau
A は B と おなじです A giống B
B は A と おなじです B giống A
CさんのN=DさんのN : N của C = N của D
C さんと D さんの N は おなじです。N của chị C và anh D giống nhau.
C さんと D さんは おなじ N です。Chị C và anh D N giống nhau.
ジョンさんの 生年月日と わたしの 生年月日は おなじです。Ngày sinh của anh John và ngày sinh của tôi giống nhau.
→ジョンさんと わたしの 生年月日は おなじです。Ngày sinh anh John và tôi giống nhau.
→ジョンさんと わたしは おなじ 生年月日です。Anh John và tôi ngày sinh giống nhau.
1/2と 0.5は おなじです。1/2 và 0.5 là giống nhau.
49.N1はN2で、N3はN4です
Khi muốn kết hợp hai câu có cấu trúc「Nは Nです」thành một cấu phức thì chỉ cần thay 「です」ở câu thứ nhất bằng「で」, còn câu thứ hai vẫn giữ nguyên.
ここは ゆうびんきょくです。あそこは ぎんこうです。Đây là bưu điện. Kia là ngân hàng.
→ここは ゆうびんきょくで、あそこは ぎんこうです。Đây là bưu điện, còn kia là ngân hàng.
50.(いっしょに) Vましょう
Khi muốn rủ, mời ai cùng làm gì đó, sử dụng「Vましょう」. Nếu trước đó thêm 「いっしょに」(cùng nhau) thì càng nhấn mạnh đến nguyện vọng của người mời.
たべます → たべましょう Chúng ta hãy ăn
します → しましょう Chúng ta hãy làm
いっしょに あの みせへ いきましょう。Chúng ta cùng nhau tới cửa hàng đó đi!
51.Timeから Timeまで
Khi muốn nói về phạm vi thời gian, dùng 「から」(điểm khởi đầu) và「まで」(điểm kết thúc). Đôi khi cũng có thể chỉ cần sử dụng một trong hai trợ từ này.
あなたは きのう なんじから なんじまで しごとを しましたか。 Hôm qua anh làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ?
52.いつから いつまでですか
Là cách hỏi về khoảng thời gian từ khi nào đến khi nào. Cả hai trợ từ này không chỉ trực tiếp đứng trước danh từ mà còn có thể đứng trước「です」.
A:がっこうの ふゆやすみは いつから いつまでですか。 Nghỉ đông của trường cậu từ khi nào đến khi nào?
53.~じかん・~ふん・~びょう
Cách nói về đơn vị thời gian “giờ”, “phút”, và “giây”.
一じかんは 六十ぷんです。 Một giờ có 60 phút.
一ぷんは 六十びょうです。 Một phút có 60 giây.
54.~ぐらい
Nếu「ごろ」chỉ nói về khoảng thời gian mang tính chất thứ tự, thì「ぐらい」chủ yếu thiên về khoảng thời gian mang tính chất số lượng.
B:わたしは まいにち 六じかんぐらい しごとを します。 Hàng ngày tôi làm việc khoảng 6 tiếng.
55.Nはなんしゅうかんぐらいですか
Từ nghi vấn「どのぐらい」được sử dụng để hỏi về số lượng mang tính tương đối.
Phần này chúng ta đề cập đến tính tương đối của thời gian. Có thể dùng「どのぐらい」thay vì hỏi 「なんかげつぐらい」(khoảng mấy tháng),「なんしゅうかんぐらい」(khoảng mấy tuần), 「なんじかんぐらい」(khoảng mấy giờ)..
A:がっこうの ふゆやすみは なんしゅうかんぐらいですか。 Trường cậu được nghỉ đông bao lâu?
B:がっこうの ふゆやすみは どのぐらいですか。 Trường cậu được nghỉ đông bao lâu?
56.Placeから Placeまで
Khi muốn nói về phạm vi không gian, dùng「から」(điểm khởi đầu) và「まで」(điểm kết thúc).
Đôi khi cũng có thể chỉ cần sử dụng một trong hai trọ từ này.
うちから えきまで あるきます。 Tôi đi bộ từ nhà đến ga
57.Nでいきます.[ Nで / あるいて ] いきます
Trợ từ「で」trong trường hợp này chỉ phương tiện (bằng), sau nó là động từ chuyển động. Riêng trường hợp “đi bộ” (あるいて), không cần trợ từ「で」.
うちから えきまで バスで いきます。 Từ nhà đến ga, tôi đi bằng xe buýt
えきから がっこうまで あるいて いきます。 Tôi đi bộ từ ga đến trường
58.なんじかんぐらいかかりますか
Khi muốn nói tốn bao nhiêu thời gian hoặc tiền bạc để làm một việc gì đó, dùng「かかります」. Đối với thời gian, có thể nói「なんじかんぐらい」(mấy tiếng) với tiền bạc, có thể nói 「いくらぐらい」(bao nhiêu tiền). Còn「どのぐらい」(bao lâu, bao nhiêu) được dùng cho cả hai trường hợp trên.
~から ~まで Nで ~ぐらい かかります Cách nói kết hợp với ngữ pháp bài 5, có nghĩa là từ「A」đến「B」, tốn bao nhiêu (tiền, thời gian) nếu đi bằng「N」
A: とうきょうから おおさかまで ひこうきで なんじかんぐらい かかりますか。 Từ Tokyo đến Osaka, đi bằng máy bay mất mấy tiếng
A: とうきょうから おおさかまで ひこうきで どのぐらい かかりますか。 Từ Tokyo đến Osaka, đi bằng máy bay mất mấy tiếng/ bao nhiêu tiền?
B: 一じかんぐらい かかります。 Mất khoảng một tiếng
A: とうきょうから きょうとまで しんかんせんで いくらぐらい かかりますか。 Từ Tokyo đến Kyoto, đi bằng tàu cao tốc mất bao nhiêu tiền?
A: とうきょうから きょうとまで しんかんせんで どのぐらい かかりますか。 Từ Tokyo đến Kyoto, đi bằng tàu cao tốc mất bao nhiêu tiền?
B: 一万五千円ぐらい かかります。 Mất khoảng 15 nghìn yên
59.NはA(い)-かったです
Tính từ đuôi「い」(Aい), khi chuyển sang dạng quá khứ thì thay「い」bằng「かった」
あかい → あかかった おおきい → おおきかった しゅくだいは むずかしかったです。 Bài tập về nhà [đã] khó
60.NはA(い)-くなかったです
Dạng phủ định quá khứ của (Aい) thì thay「い」bằng「くなかった」
あかい → あかく なかった おおきい → おおき く なかった しゅくだいは むずかしく なかったです。 Bài tập về nhà [đã] không khó
61.Nはどうですか
Từ nghi vấn「どう」(“thế nào?”, “ra sao?”…) được sử dụng để hỏi về tính chất, trạng thái, tình cảm, thái độ đối với người hoặc một sự vật, hiện tượng nào đó.
にほんごの しゅくだいは どうでしたか。 Bài tập tiếng Nhật thế nào [có khó không]?
62.とてもAい
「とても」là phó từ biểu thị mức độ, bổ nghĩa cho tính từ. Có nghĩa là “rất”
にほんごの しゅくだいは とても むずかしかったです。 Bài tập về nhà [đã] rất khó
63.たくさんV .[ たくさん/すこし ] V
「たくさん」(nhiều) và「すこし」(ít) là hai phó từ biểu thị mức độ, số lượng, bổ nghĩa cho động từ đứng sau nó.
ジョンさんは ごはんを たくさん たべました。 John ăn nhiều cơm
ジョンさんは ごはんを すこし たべました。 John ăn ít cơm
64.あまり+Neg.
「あまり」cũng là phó từ chỉ mức độ, số lượng, bổ nghĩa cho động từ và tính từ đứng sau nó. Nhưng trong trường hợp này đề cập đến mức độ hạn định, nên cuối câu luôn ở dạng phủ định (あまり ~ない).
きのうは あまり あつくなかったです。 Hôm qua không nóng lắm
65.~。しかし、…。
「しかし」là từ nối câu với câu, biểu thị ý nghĩa vế câu sau đối lập với vế trước. Ngoài ra cũng được sử dụng trong trường hợp vế câu sau trái với mong đợi đã được nêu lên ở vế câu trước. Được hiểu là “nhưng”, “nhưng mà”, “tuy nhiên”…
しんかんせんは はやいです。しかし、たかいです。 Tàu cao tốc chạy nhanh. Nhưng mà giá vé đắt
なつやすみは ながいです。しかし、ふゆやすみは みじかいです。 Nghỉ hè thì dài. Nhưng nghỉ đông lại ngắn
66.~。それから、…。
「それから」 (sau đó, thế rồi…) là từ nối câu với câu, biểu thị một động tác được thực hiện sau khi động tác trước đó đã kết thúc.
おおさかまで ふねで いきます。それから、うちまで でんしゃで いきます。 Tôi đi tàu thủy đến Osaka. Sau đó đi về nhà bằng xe điện
67.N1やN2(やN3)など N1や N2(や N3)など N1か N2
「や」và「か」là hai trợ từ nối danh từ với danh từ.
「や」được sử dụng khi chọn một hai “cái gì đó” làm đại diện khi không muốn liệt kê tất cả và sau danh từ cuối cùng thường được gắn 「など」 (N1 này, N2 này…V.V…).
「か」 (hoặc là) biểu thị ý nghĩa lựa chọn một “cái gì đó” trong những thứ đã nêu ra.
ほんや ノートなどを かいます。 Tôi sẽ mua rất nhiều thứ như là sách, vở, v.v…
ほんか ノートを かいます。 Tôi sẽ mua sách hoặc vở
68.Nがあります.Nが [ あります/います ]
Mẫu câu biểu thị sự tồn tại của người, động vật và đồ vật. Về nguyên tắc, đối với đồ vật, sử dụng「あります」. Còn đối với người và động vật dùng「います」.
りんごが あります。 Có quả táo ở trong cái hộp
とりが います。 There is a bird.
69.PlaceにNがあります Placeに N が [ あります/います ]
Trợ từ「に」trong trường hợp này biểu thị địa điểm tồn tại của người, động vật và đồ vật . Về những từ liên quan đến vị trí như “trên”, “dưới”, “trong”, “ngoài”…
はこの 中に りんごが あります。 Có quả táo ở trong cái hộp
へやの 外に アリさんが います。 Ali ở ngoài phòng/ Ở ngoài phòng có Ali
70.いくつありますか [ なんにん/なんびき ] いますか
Trong tiếng Nhật, có rất nhiều cách đếm, hầu như mỗi nhóm đồ vật đều có cách đếm riêng biệt, khá phức tạp. Trong đó「いくつ」là từ để hỏi về đồ vật nói chung, được dùng phổ biến nhất, được hiểu là “mấy cái (quả)”.
Đếm người dùng「なんにん」(mấy người),
đếm động vật nhỏ, gia cầm, chim chóc dùng「なんびき」(mấy con)…
みかんが いくつ ありますか。 Có mấy quả quýt?
子どもが なんにん いますか。 Có mấy đứa bé?
ねこが なんびき いますか。 Có mấy con mèo?
71.N1があります/います N1が[ あります/います ] N2も[ あります/います ] N3も[ ありますか/いますか ] → いいえ、N3は[ ありません/いません ]
Khi muốn nói thêm về sự tồn tại của một “cái gì đó” đã được đề cập ở trước đó, chỉ cần thay trợ từ「が」bằng trợ từ「も」(N2も あります/ います).
Đối với câu hỏi「N3 もありますか」, nếu trả lời phủ định thì「も」được thay thế bằng「は」
バナナが あります。りんごも あります。 Có chuối, cũng có cả táo
A: 馬が います。牛も います。 Có ngựa, cũng có cả bò
B: 犬も いますか。 Thế có chó không?
A: いいえ、犬は いません。 Không, chó [thì] không có
72.NはPlaceにあります.Nは Placeに[ あります/います ]
Đây là dạng câu nhấn mạnh đến địa điểm (Place ) tồn tại của 「N」. Trong đó「Nは」biểu thị sự tồn tại của「N」đã được định danh.
Dạng này hơi khác với「Place に Nが あります」(Chú trọng hơn đến N)
バナナは つくえの 上に あります。 Chuối [thì] có ở trên bàn
犬は 木の 下に います。 Chó [thì] ở dưới gốc cây
73.Nは どこに[ あります/います] か
Cách hỏi địa điểm (ở đâu) tồn tại của「N」(N đã được định danh)
かさは どこに ありますか。 Cái ô ở chỗ nào?
マナさんは どこに いますか。 Mana ở đâu?
74.Nは一まいもありません Nは 一まいも ありません Nは 一人も いません
Mẫu câu ” 1 + trợ số từ + も + Phủ định” có nghĩa là “hoàn toàn không có”
日本ごの 本は 一さつも ありません。 Không có một cuốn sách tiếng Nhật nào/ Một cuốn sách tiếng Nhật cũng không có
かいものきゃくは 一人も いません。 Không có một vị khách nào cả
さかなは 一ぴきも いません。 Không có một con cá nào cả
75.なにかありますか/いますか なにか [ ありますか/いますか ] → はい、[ あります/います ]だれか いますか → いいえ、いません
Cách hỏi về sự tồn tại hay không tồn tại của「N」.「なにか」được hiểu là “có cái gì (con gì) không”, 「だれか」được hiểu là “có ai hay không”.
Đối với dạng câu hỏi này phải dùng 「はい」hoặc「いいえ」để trả lời.
なに(cái gì) → なに[か](cái gì đó) = đồ vật, động vật
だれ(ai) → だれ[か](ai đó) = người
A: いすと つくえの 間に なにか ありますか。 Có cái gì ở giữa cái ghế và cái bàn không?
) B: はい、あります。 Vâng, có
B: いいえ、ありません。 Không, không có
A: いすと つくえの 間に なにか いますか。 Có con gì ở giữa cái ghế và cái bàn không?
B: はい、います。 Vâng, có B いいえ、いません。 Không, không có
A: すずきさんの よこに だれか いますか。 Bên cạnh anh Suzuki, có ai không?
B: はい、います。 Vâng, có B: いいえ、いません。 Không, không có
Lưu ý: Đối với những câu hỏi dùng trợ từ「が」như「なにが ありますか」(có cái gì?) hoặc 「だれが いますか」(có ai?), tức là người hỏi đã xác định được sự tồn tại của「N」, cho nên trong câu trả lời không được sử dụng 「はい」 hoặc「いいえ」, mà phải trả lời cụ thể vào danh tính của「N」.
Chẳng hạn「かばんが あります」(có cặp sách) hoặc「ジョンさんが います」(có anh John).
76.なにもありません/いません なにも [ありません/いません] だれも いません
Muốn phủ định hoàn toàn sự tồn tại của「N」, sử dụng dạng:「Từ để hỏi+ も +Phủ định」.
Đây là cách trả lời cho câu hỏi có「なにか」hoặc「だれか」.
A: つくえの 上に なにか ありますか。 Có cái gì trên bàn không?
B: いいえ、なにも ありません。 Không, chẳng có gì cả
A: 池の むこうに なにか いますか。 Bên kia hồ có con gì không?
B: いいえ、なにも いません。 Không, chẳng có con gì cả
A: すずきさんの まえに だれか いますか。 Phía trước anh Suzuki có ai không?
B: いいえ、だれも いません。 Không, chẳng có ai cả
Lưu ý: 「なにも」và 「だれも」 không chỉ dùng với động từ chỉ sự tồn tại (あります, います) mà còn được sử dụng với những động từ khác.
A: なにか かいますか。 Cậu có mua gì không?
B: いいえ、なにも かいません。 Không, tớ không mua gì cả
77.Nは一ついくらですか
Cách hỏi giá của một đơn vị nào đó, chẳng hạn「一つ」(một cái, quả)、「一本」 (một cái)、「一ぴき」(một con)「一さつ」(một quyển)…
A:ボールペンは 一本 いくらですか。 Bút máy thì bao nhiêu tiền một cái?
78.三本で~円です
Khi nói về giá cả của một N nào đó, với số nhiều, dùng trợ từ「で」để hạn định số lượng
ボールペンは 三本で 九百円です。 Ba chiếc bút máy là 900Yên.
ぜんぶで 四千円です。 Tất cả là 4,000 Yên
79.NはA(な)-です
Đây là một dạng câu có vị ngữ là tính từ đuôi “na” (Aな), thuyết minh, giải thích cho danh từ làm chủ ngữ.
Lưu ý, gọi là「Aな」bởi khi kết hợp với một「N」khác đứng sau nó phải có 「な」. Còn khi đứng một mình thì không cần.
この はなは きれいです。 Hoa này đẹp
80.Nは A(な)-ではありません。
Dạng phủ định của「Aな」cũng giống với dạng phủ định của danh từ, dùng「では ありません」.
Cửa hàng đó không yên tĩnh あの みせは しずかでは ありません。 Cửa hàng đó không yên tĩnh
81.Nは A(な)-でした Nは Aな–でした Nは Aな–では ありませんでした
Dạng phủ định của「Aな」cũng giống với dạng phủ định của danh từ, dùng「では ありません」.
きょうは ひまでした。 Hôm nay tôi [đã] rỗi rãi
きのうは ひまでは ありませんでした。 Hôm qua tôi [đã] không rỗi rãi
82.A(な)-なN
Khi「Aな」mang chức năng bổ nghĩa cho「N」, thì nó kết hợp với「N」 đứng sau, qua 「な」 Cần chú ý là 「な」đứng trực tiếp ngay trước danh từ.
きょうは ひまな 日です。 Hôm nay là một ngày rỗi rãi
83.N1は N2だけです.N1は N2だけでは ありません
Mẫu câu「N1は N2だけです」có nghĩa「N1」bị giới hạn bởi「N2」. Còn「N1は N2だけでは ありません」là dạng phủ định của cách nói trên.
A: 学生は 日本人だけですか。 Chỉ có sinh viên Nhật thôi à?
B: いいえ、日本人だけでは ありません。 Không, không chỉ sinh viên Nhật [mà còn có cả sinh viên nước khác]
84.Nを一つください
「Nを ください」là cách nói cầu khiến lịch sự, có nghĩa là “làm ơn cho (đưa giùm) tôi…!” .
Số từ được đặt sau「Nを」.
Ngoài những từ chỉ số lượng cụ thể như「一まい」 (một tờ)「二ほん」(hai cái) v.v…, cũng có dùng「すこし」(một chút) hoặc「たくさん」(nhiều)
きっぷを 一まい ください。 Cho tôi một vé.
りんごを すこし ください。 Cho tôi vài quả táo
85.もうVました
Phó từ「もう」trong trường hợp này biểu thị ý nghĩa đã hoàn thành một hành động nào đó. Cho nên cuối câu luôn luôn ở dạng qúa khứ.
あなたは もう しょくじを しましたか。 Cậu đã ăn cơm chưa?
はい、わたしは もう しょくじを しました。 Tớ ăn rồi
86.まだVません
Phó từ「まだ」ngược nghĩa với 「もう」, có nghĩa là cho đến thời điểm hai người phát ngôn, “hành động đó” vẫn chưa được thực hiện xong. Cho nên cuối câu luôn luôn ở dạng phủ định, thời hiện tại.
Đây là cách trả lời phủ định đối với câu hỏi「もう Vましたか」 (đã…chưa?).
Có thể sử dụng cách trả lời ngắn「(いいえ) まだです」(chưa ạ).
「もう」và 「まだ」được sử dụng với cả “động từ ý chí” (のみます[uống], いきます[đi], おきます[ngủ dậy]) và “động từ vô ý chí”(わかります[hiểu], はじまります[được bắt đầu], おわります[được kết thúc]). Động từ vô ý chí là động từ thể hiện những hành động không thể chế ngự được.
( Ví dụ わかります、はじまります、おわります)
A: しごとは もう おわりましたか。 Công việc đã kết thúc chưa?
B: いいえ、まだ おわりません。 Chưa, chưa xong
B: いいえ、まだです。 Chưa
87.A(い)-くなりました [ Aい–く/Aな–に/Nに ] なりました
Cách biểu thị ý nghĩa một cái gì đó đang từ trạng thái này chuyển sang trạng thái khác.Trường hợp một cái gì đó chưa hoàn toàn chuyển sang trạng thái mới thì dùng「なります」Cấu trúc như sau:
Aい : おおきい → おおきく
Aな : しずかな → しずかに
N : 19 さい → 19 さいに
りんごの 木は 大きく なりました。 Cây táo đã to ra rồi
りょうは しずかに なりました。 Kí túc xá trở nên yên tĩnh
アリさんは 十九才に なりました。 Aliđã bước sang tuổi 19
88.NはA(い)-くて、A(い)-いです
Khi muốn dùng hai từ (Aい) trở lên để nói về tính chất, trạng thái của người hoặc sự vật nào đó, dùng「くて」để nối các tính từ đó vơi nhau. Tức là các tính từ đó được bỏ đuôi 「い」 thay bằng「くて」.
太いです。おもいです。→ 太くて、おもいです。
Riêng tính từ cuối cùng giữ nguyên.
Chẳng hạn. この ボールペンは かるくて、ほそくて、やすいです。 Cái bút máy này vừa nhẹ, vừa thon, lại rẻ nữa
89.A(い)-くて、A(い)-いN Aい–くて、Aい–い N Aい–くて、Aな–な N
Trường hợp các tính từ kết hợp với nhau để bổ nghĩa cho「N」thì cách thức kết hợp với danh từ cũng không thay đổi. Tức là「Aい」vẫn kết hợp trực tiếp và 「Aな」vẫn kết hợp qua 「な」
そこは 小さくて、きたない へやです。 Đấy là căn phòng nhỏ và bẩn
あそこは 大きくて、きれいな へやです。 Kia là căn phòng rộng và đẹp
90.NはA(な)-で、A(な)-です Nは Aな–で、Aな–です
Khi hai「Aな」kết hợp với nhau thì thay「です」ở tính từ phía trước bằng trợ từ「で」.
きれいです。じょうぶです。 → きれいで、じょうぶです。 Cái này đẹp và bền.
この こうえんは しずかで、きれいです。 Công viên này yên tĩnh và sạch đẹp
91.A(な)-で、A(な)-なN Aな–で、Aな–な N
Trường hợp các「Aな」kết hợp với nhau để bổ nghĩa cho「N」thì cách thức kết hợp với danh từ cũng không thay đổi. Tức là giữa chúng vẫn kết hợp với nhau qua trợ từ「で」và vẫn kết hợp với「N」qua「な」.
ここは しずかで、きれいな こうえんです。 Ở đây công viên thật yên tĩnh và sạch đẹp
92.だれがVましたか [ だれ/なに ]が Vましたか → Nが Vました
Cách hỏi về chủ thể hành động và cách trả lời. Trong những trường hợp này, từ nghi vấn là chủ ngữ, đứng ở đầu câu, cho nên bắt buộc sau nó phải dùng trợ từ「が」. Tương tự như vậy, ở câu trả lời cũng phải dùng trợ từ này.
A: だれが きましたか。 Ai đến đấy?
B: マナさんが きました。 Mana đến.
A: なにが はじまりましたか。 Cái gì đã bắt đầu?
B: パーティーが はじまりました。 Party đã bắt đầu
93.雨がふりました
Khi nói về những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong cuộc sống thì luôn luôn dùng trợ từ「が」
雨が やみました。 Mưa tạnh
かぜが ふきました。 Gió thổi
94.Nはどちらですか
Mẫu câu này dùng để hỏi về phương hướng (phía nào?). Tuy nhiên đôi khi 「どちら」cũng được thay bằng「どこ」(ở đâu?). Câu trả lời thường là「こちら」(phía này),「そちら」(phía đó),「あちら」(phía kia).
A: えきは どちらですか。 Nhà ga ở phía nào?/ ở đâu?
B: えきは あちらです。 Phía đằng kia
95.Personに Thingを あげます
Động từ あげますcó ý nghĩa cho/đưa cho một cái gì đó. Đây là cách nói thể hiện ý nghĩa một người đứng ở vị trí chủ ngữ cho người khác một vật gì đó.
小林さんは マリアさんに はなを あげました。 Kobayashi tặng hoa cho Maria
96.PersonにThingをもらいます Person [に/から] Thingを もらいます
Động từ「もらいます」có nghĩa là “nhận được”. Chủ thể của hành động (nhận được) là mình (わたし) hoặc một người thứ 3 nào đó. Nhận được từ ai đó〈人〉, có thể sử dụng một trong hai trợ từ「に」hoặc「から」.
マリアさんは 小林さんに はなを もらいました。 Maria nhận được hoa của Kobayashi.
マリアさんは 小林さんから はなを もらいました。 Maria nhận được hoa của Kobayashi.
97.Personに Nを Vします
Ngoài những động từ như「あげます」và 「もらいます」, cũng có nhiều động từ khác sử dụng dạng ngữ pháp「〈人〉に Nを V」. Trong đó「〈人〉に」là đối tượng bổ ngữ gián tiếp,「Nを」là bổ ngữ trực tiếp, còn「V」là hành động của chủ thể.
マナさんは ともだちに でんわを かけました。 Mana gọi điện cho bạn.
わたしは 母に てがみを だします。 Tôi gửi thư cho mẹ.
わたしは 父に でんぽうを うちます。 Tôi gửi điện thư cho bố.
山本先生は 学生に 日本ごを おしえました。 Thầy Yamamoto dạy tiếng Nhật cho sinh viên.
98.PersonにNをVます Person [に/から] N を Vます
Một số động từ khác cũng được sử dụng giống「もらいます」, tức là nhận được một “cái gì đó” của / từ người khác, như「ならいます」(học),「ききます」(nghe)v.v…
マナさんは 先生に 日本ごを ならいました。 Mana học tiếng Nhật từ thầy
マナさんは 先生から 日本ごを ならいました。 Mana học tiếng Nhật từ thầy
99.1 NとVます
Có một số động từ bắt buộc phải dùng trợ từ「と」(cùng, với) để nói về sự kết hợp giữa 「N」và「N」khi tiến hành một hành động nào đó.
Chẳng hạn như「ともだちに なります」(Trở thành bè bạn) 「しあいを します」(Thi đấu), 「せんそうを します」(Chiến tranh), 「けっこん します」(Kết hôn), 「わかれます」(Chia tay) v.v…
わたしは マリアさんと ともだちに なりました。 Tôi và Maria trở thành bè bạn.
わたしは 四月に かぞくと わかれました。 Tôi chia tay gia đình vào tháng tư
99 – 2 Khi nói về sự khác nhau(ちがいます)hoặc giống nhau(おなじです)giữa người hoặc vật nào đó thì cũng sử dụng trợ từ「と」。
(Nと ちがいますvà Nと おなじです)
日本の りょうりは フィリピンの りょうりと ちがいます。 Món ăn Nhật và món ăn Philipin khác nhau
この しゃしんは その しゃしんと おなじです。 Bức ảnh này và bức ảnh đó giống nhau
100.NにVます N[に/と] Vます
Trợ từ「に」 và 「と」 trong trường hợp này đều biểu thị đối tượng. Tuy nhiên 「に」 biểu thị hành động mang tính chủ động.
わたしは 先生に そうだんしました。 Tôi nói chuyện với giáo viên [tôi có việc cần thảo luận nên chủ động gặp giáo viên để nói chuyện]
わたしは ともだちと そうだんしました。 Tôi và bạn thảo luận với nhau
101.わたしにNをくれます
Khi ai đó (chẳng hạn Xさん) cho mình hoặc người nhà mình một “cái gì đó” thì sử dụng động từ「くれます」. Trong đó chủ thể hành động là người cho mình. (lưu ý rất dễ nhầm với 「あげます」). Đôi khi 「くれます」 cũng được sử dụng ở dạng nghi vấn đối với người thân hoặc bạn bè của mình.
Z:Xさんは Yさんに プレゼントを あげました。 X cho Y tặng phẩm.
Y:Xさんは わたしに プレゼントを くれました。 X cho tôi tặng phẩm.
Z:Xさんは あなたに プレゼントを くれましたか。 X cho cậu tặng phẩm có phải không?
Nói chung 「くれます」hàm nghĩa được người khác ban tặng, gia ân, cho “cái gì đó” nên thường được dùng cho bản thân mình và những người trong “nhóm” của mình, (người nhà hoặc bạn bè thân)
マナさんは わたしに じしょを くれました。 Mana cho tôi từ điển
A: マナさんは あなたに なにを くれましたか。 Mana cho cậu cái gì thế?
B: わたしに ほんを くれました。 Mana cho tôi sách
山田さんは いもうとに おかしを くれました。 Anh (chị) Yamada đã cho em gái tôi bánh.
田中さんは わたしの クラスの マリアさんに おかしを くれました。 Anh (chị) Yamada đã cho bạn Maria lớp tôi bánh.
102.Nのところ
Đây là cách nói biểu thị địa điểm “ở chỗ…, ở nơi…”
わたしは でんわの ところへ いきました。 Tôi đã đi đến chỗ có điện thoại
やまださんの ところで りょうりを ならいました。 Tôi học nấu ăn ở chỗ anh Yamada
103.どんなところ どんな [ところ/もの/こと]
Khi dùng cách hỏi「どんな」(như thế nào) đối với những danh từ trừu tượng như「ところ」 (nơi chốn),「もの」(đồ vật ),「こと」(sự việc), thì thường có hai cách trả lời:
①Sử dụng tính từ
②Sử dụng danh từ mang tính liệt kê
(N1や N2[など]
A: なつやすみに どんな ところへ いきますか。 Kì nghỉ hè cậu sẽ đi nghỉ ở nơi như thế nào?
B: ①すずしい ところへ いきます。 Tớ sẽ đến nơi mát mẻ
B: ②うみや 山へ いきます。 Tớ sẽ đến nơi có nhiều biển và núi
104.どんな とき、 Vますか Aい–い/Aな–な/Nの]とき、Vます
Sử dụng「どんなとき」(lúc như thế nào, khi nào) để hỏi trong trường hợp, tình huống nào thì tiến hành một hành động nào đó.
A: どんな 時、さんぽを しますか。 Anh đi dạo vào khi nào?
B: あたたかい 時、さんぽを します。 Tôi đi dạo khi trời ấm.
B: ひまな 時、さんぽを します。 Tôi đi dạo khi có thời gian rảnh.
B: やすみの 時、さんぽを します。 Tôi đi dạo vào ngày nghỉ.
105.Vましょう
Cách nói biểu thị ý chí, momg muốn của mình.
あした あなたに でんわを かけましょう。 Ngày mai tớ gọi điện cho cậu nhé.
117.どこかへ 行きますか → いいえ、どこへも 行きません
Cách hỏi khi chưa xác định được đối tượng giao tiếp có đi đâu không (どこか) và cách trả lời phủ định “Không đi đâu cả” (どこ+へ+も).
Lưu ý trợ từ「へ」chỉ phương hướng chuyển động, và không nói「どこもへ」. Ngoài trợ từ へ, tùy thuộc vào động từ khác nhau, cũng sử dụng cả trợ từ「から」,「と」,「に」…
どこかへ 行きますか。(Bạn có đi đâu không?)
→ いいえ、どこへも 行きません。(Không, tớ không đi đâu cả)
どこかから 来ましたか。(Bạn đã đến từ đâu đó có phải không?)
→ いいえ、どこからも 来ませんでした。(.Không, tớ không đến từ đâu cả)
だれか cũng được sử dụng tương tự.
だれかと 会いますか。(Bạn có gặp ai không?)
→ いいえ、だれとも 会いません。(Không, tôi không gặp ai cả.)
だれかに 見せますか。(Bạn có cho ai xem không?)
→ いいえ、だれにも 見せません。(Không, tôi không cho ai xem cả.)
A: 休みの 日に どこかへ 行きましたか。 Vào ngày nghỉ, cậu có đi đâu không?
B: いいえ、どこへも 行きませんでした。 Không, tớ không đi đâu cả
A: どこかから てがみが 来ましたか。 Có lá thư nào từ đâu đó gửi cho tớ không?
B: いいえ、どこからも 来ませんでした。 Không, chẳng có cái nào cả
A: どこかに まちがいが ありますか。 Có sai sót ở chỗ nào đó không?
B: いいえ、どこにも ありません。 Không, chẳng nhầm lẫn chỗ nào cả
A: だれかと そうだんしましたか。 Cậu đã bàn bạc với ai đó chưa?
B: いいえ、だれとも そうだんしませんでした。 Chưa, tớ chưa bàn bạc với ai cả
A: だれかに この しゃしんを 見せましたか。 Cậu đã cho ai đó xem rồi phải không?
B: いいえ、だれにも 見せませんでした。 Không, tớ chưa cho ai xem cả.
123.PlaceへV(ます)に行きます Placeへ V(ます)に [ 行きます/来ます/かえります ]
Mẫu câu thể hiện mục đích của hành động, đại diện với 3 động từ chuyển động có tần suất sử dụng cao. (đi, đến, về). Chia động từ ở dạng「Vます」, sau đó bỏ「ます」, gắn trợ từ 「に」và phía sau là động từ chuyển động. Đây là mẫu câu thêm thành phần chỉ mục đích V(ます)にvào giữa mẫu câu “Place へ 行く(đi)/来る(đến)/かえる(trở về)” nên thành phần chỉ phương hướng Place へđược giữ nguyên, không chuyển thành Placeで ○
しょくどうへ たべに 行きます。 Đến nhà ăn để ăn.
ひこうじょうへ 友だちを みおくりに 行きます。 Ra sân bay để tiễn bạn
マナさんは うちへ お金を かりに 来ました。 Mana đến nhà tớ để vay tiền
124.PlaceへNをVNしに行きます
Đây cũng là một dạng mẫu câu biểu thị mục đích của hành động. Trong phần 4, chúng ta đã đề cập dạng「NをVNする」và 「Nの VNをする」. Khi chuyển sang dạng mục đích của hành động (đi, đến, về…)có thể chuyển thành dạng thức「Nの VNに」 hoặc 「Nの VNをしに」
日本へ 文学を べんきょうしに 来ました。 Đến Nhật để học văn học Nhật
日本へ 文学の べんきょうを しに 来ました。 Đến Nhật để học văn học Nhật
日本へ 文学の べんきょうに 来ました。 Đến Nhật để học văn học Nhật
125.PlaceへVNに行きます Placeへ VNに [ 行きます/来ます/かえります ]
Đây cũng là mẫu câu biểu thị mục đích của hành động, nhưng động từ chuyển động phía sau được kết hợp trực tiếp ngay với trợ từ chỉ mục đích (に) và danh động từ (VN)
場へ 見学に 行きます。 Đi thăm quan nhà máy
126.〈Reason〉から、……
Mẫu câu nói về lý do để tiến hành một hành động nào đó. Ở phần giải thích lý do, cũng có thể dùng dạng phủ định hoặc thời quá khứ. Vế sau của câu, được dùng với rất nhiều dạng thức khác nhau.
「から」được hiểu là “Vì”, “Bởi vì”…Để hỏi “nguyên nhân, lý do”, dùng「どうして ですか」(Tại sao?)
A: あしたは 学校を 休みます。 Mai tớ nghỉ học
B: どうしてですか。 Tại sao vậy?
A: ひこうじょうへ 友だちを むかえに 行きますから、休みます。 Tớ nghỉ học vì phải ra sân bay đón bạn
わかりませんから、先生に ききましょう。 Vì không hiểu, nên phải hỏi thầy giáo thôi
あぶない(です)から、よく みて ください。 Vì rất nguy hiểm, nên hãy chú ý cẩn thận
この かんじは たいせつですから、おぼえて ください。 Chữ Kanji này quan trọng nên hãy ghi nhớ nhé!
びょうきですから、おいしゃさんの ところへ 行きます。 Tớ bị ốm nên phải đi bác sĩ
127.〈Reason〉。だから、……
Trong phần 7,「から」được đặt giữa hai vế của một câu. Nếu muốn tách hai vế đó thành hai câu, thì chỉ cần sử dụng「だから」(“Cho nên”, “chính vì vậy mà…”) ở đầu câu thứ hai.
この かんじは たいせつです。だから、おぼえて ください。 Chữ Kanji này rất quan trọng. Chính vì vậy hãy nhớ kĩ nhé!
この テープは よく ないです。だから、つかわないで ください。 Cái băng này không tốt. Cho nên đừng sử dụng nữa
128.~の反対は……です NのV(ます)方は反対です
Cách sử dụng từ 「反対」. Được sử dụng trong trường hợp hai từ có nghĩa đối lập hoặc cách thức gì đó đối lập nhau…
「やすい」の 反対は 「たかい」です。 Từ “yasui” [rẻ] đối lập với từ “takai” [đắt].
あなたの ギターの もち方は 反対です。 Cách cầm đàn ghi-ta của anh là ngược
129.NにV.N に V(のる、はいる、つくなど)
Trong trường hợp này, trợ từ 「に」 biểu thị điểm đến, điểm dừng lại của một hành động nào đó. Thường đi với những động từ như: 「のる」(lên, cưỡi),「とまる」(dừng chân),「のぼる」(leo, chèo),「はいる」(vào),「つく」(đến),「すむ」(sống) v.v…
わたしは しんじゅく駅で 電車に のります。 Tớ lên tầu ở ga Shinjuku
おとうとは 来年 しょうがっこうに 入ります。 Năm sau, em trai tớ sẽ vào tiểu học
130.NをV N を V(でる、おりる)
Trợ từ「を」trong trường hợp này biểu thị thời điểm khi chuyển động, đứng sau danh từ địa điểm hoặc phương tiện chuyển động. Thường đi với những động từ như「でる」(rời khỏi) và「おりる」(xuống tàu, xe…).
わたしは ぎんざ駅で 電車を おります。 Tôi xuống tàu ở ga Ginza
わたしは 九時ごろ 家を でます。 Tôi ra khỏi nhà lúc khoảng 9 giờ
131.N1からN2にのりかえます
Cách nói chuyển tàu xe, từ「N1」sang「N2」.
から thể hiện điểm xuất phát, にthể hiện điểm đến.
父は しんじゅく駅で ちかてつから バスに のりかえます。 Bố tôi chuyển từ tàu điện gầm sang xe buýt ở ga Shijuku
母は ぎんざ駅で バスから 電車に のりかえます。 Mẹ tôi chuyển từ xe buýt sang tàu điện ở ga Ginza
132.Vています
Dạng「Vています」biểu thị một hành động đang xảy ra hoặc một trạng thái đang tiếp diễn.
雨が ふって います。 Trời đang mưa
子どもたちが やきゅうを やって います。 Bọn trẻ đang chơi bóng chày
マリアさんは てがみを かいて います。 Maria đang viết thư
ジョンさんは いま きょうとに すんで います。 John hiện nay đang sống ở Kyoto
ジョンさんは 大学で れきしの べんきょうを して います。 John đang học môn lịch sử ở trường đại học
Cách hỏi khi chưa xác định được đối tượng giao tiếp có đi đâu không (どこか) và cách trả lời phủ định “Không đi đâu cả” (どこ+へ+も).
Lưu ý trợ từ「へ」chỉ phương hướng chuyển động, và không nói「どこもへ」. Ngoài trợ từ へ, tùy thuộc vào động từ khác nhau, cũng sử dụng cả trợ từ「から」,「と」,「に」…
どこかへ 行きますか。(Bạn có đi đâu không?)
→ いいえ、どこへも 行きません。(Không, tớ không đi đâu cả)
どこかから 来ましたか。(Bạn đã đến từ đâu đó có phải không?)
→ いいえ、どこからも 来ませんでした。(.Không, tớ không đến từ đâu cả)
だれか cũng được sử dụng tương tự.
だれかと 会いますか。(Bạn có gặp ai không?)
→ いいえ、だれとも 会いません。(Không, tôi không gặp ai cả.)
だれかに 見せますか。(Bạn có cho ai xem không?)
→ いいえ、だれにも 見せません。(Không, tôi không cho ai xem cả.)
A: 休みの 日に どこかへ 行きましたか。 Vào ngày nghỉ, cậu có đi đâu không?
B: いいえ、どこへも 行きませんでした。 Không, tớ không đi đâu cả
A: どこかから てがみが 来ましたか。 Có lá thư nào từ đâu đó gửi cho tớ không?
B: いいえ、どこからも 来ませんでした。 Không, chẳng có cái nào cả
A: どこかに まちがいが ありますか。 Có sai sót ở chỗ nào đó không?
B: いいえ、どこにも ありません。 Không, chẳng nhầm lẫn chỗ nào cả
A: だれかと そうだんしましたか。 Cậu đã bàn bạc với ai đó chưa?
B: いいえ、だれとも そうだんしませんでした。 Chưa, tớ chưa bàn bạc với ai cả
A: だれかに この しゃしんを 見せましたか。 Cậu đã cho ai đó xem rồi phải không?
B: いいえ、だれにも 見せませんでした。 Không, tớ chưa cho ai xem cả.
123.PlaceへV(ます)に行きます Placeへ V(ます)に [ 行きます/来ます/かえります ]
Mẫu câu thể hiện mục đích của hành động, đại diện với 3 động từ chuyển động có tần suất sử dụng cao. (đi, đến, về). Chia động từ ở dạng「Vます」, sau đó bỏ「ます」, gắn trợ từ 「に」và phía sau là động từ chuyển động. Đây là mẫu câu thêm thành phần chỉ mục đích V(ます)にvào giữa mẫu câu “Place へ 行く(đi)/来る(đến)/かえる(trở về)” nên thành phần chỉ phương hướng Place へđược giữ nguyên, không chuyển thành Placeで ○
しょくどうへ たべに 行きます。 Đến nhà ăn để ăn.
ひこうじょうへ 友だちを みおくりに 行きます。 Ra sân bay để tiễn bạn
マナさんは うちへ お金を かりに 来ました。 Mana đến nhà tớ để vay tiền
124.PlaceへNをVNしに行きます
Đây cũng là một dạng mẫu câu biểu thị mục đích của hành động. Trong phần 4, chúng ta đã đề cập dạng「NをVNする」và 「Nの VNをする」. Khi chuyển sang dạng mục đích của hành động (đi, đến, về…)có thể chuyển thành dạng thức「Nの VNに」 hoặc 「Nの VNをしに」
日本へ 文学を べんきょうしに 来ました。 Đến Nhật để học văn học Nhật
日本へ 文学の べんきょうを しに 来ました。 Đến Nhật để học văn học Nhật
日本へ 文学の べんきょうに 来ました。 Đến Nhật để học văn học Nhật
125.PlaceへVNに行きます Placeへ VNに [ 行きます/来ます/かえります ]
Đây cũng là mẫu câu biểu thị mục đích của hành động, nhưng động từ chuyển động phía sau được kết hợp trực tiếp ngay với trợ từ chỉ mục đích (に) và danh động từ (VN)
場へ 見学に 行きます。 Đi thăm quan nhà máy
126.〈Reason〉から、……
Mẫu câu nói về lý do để tiến hành một hành động nào đó. Ở phần giải thích lý do, cũng có thể dùng dạng phủ định hoặc thời quá khứ. Vế sau của câu, được dùng với rất nhiều dạng thức khác nhau.
「から」được hiểu là “Vì”, “Bởi vì”…Để hỏi “nguyên nhân, lý do”, dùng「どうして ですか」(Tại sao?)
A: あしたは 学校を 休みます。 Mai tớ nghỉ học
B: どうしてですか。 Tại sao vậy?
A: ひこうじょうへ 友だちを むかえに 行きますから、休みます。 Tớ nghỉ học vì phải ra sân bay đón bạn
わかりませんから、先生に ききましょう。 Vì không hiểu, nên phải hỏi thầy giáo thôi
あぶない(です)から、よく みて ください。 Vì rất nguy hiểm, nên hãy chú ý cẩn thận
この かんじは たいせつですから、おぼえて ください。 Chữ Kanji này quan trọng nên hãy ghi nhớ nhé!
びょうきですから、おいしゃさんの ところへ 行きます。 Tớ bị ốm nên phải đi bác sĩ
127.〈Reason〉。だから、……
Trong phần 7,「から」được đặt giữa hai vế của một câu. Nếu muốn tách hai vế đó thành hai câu, thì chỉ cần sử dụng「だから」(“Cho nên”, “chính vì vậy mà…”) ở đầu câu thứ hai.
この かんじは たいせつです。だから、おぼえて ください。 Chữ Kanji này rất quan trọng. Chính vì vậy hãy nhớ kĩ nhé!
この テープは よく ないです。だから、つかわないで ください。 Cái băng này không tốt. Cho nên đừng sử dụng nữa
128.~の反対は……です NのV(ます)方は反対です
Cách sử dụng từ 「反対」. Được sử dụng trong trường hợp hai từ có nghĩa đối lập hoặc cách thức gì đó đối lập nhau…
「やすい」の 反対は 「たかい」です。 Từ “yasui” [rẻ] đối lập với từ “takai” [đắt].
あなたの ギターの もち方は 反対です。 Cách cầm đàn ghi-ta của anh là ngược
129.NにV.N に V(のる、はいる、つくなど)
Trong trường hợp này, trợ từ 「に」 biểu thị điểm đến, điểm dừng lại của một hành động nào đó. Thường đi với những động từ như: 「のる」(lên, cưỡi),「とまる」(dừng chân),「のぼる」(leo, chèo),「はいる」(vào),「つく」(đến),「すむ」(sống) v.v…
わたしは しんじゅく駅で 電車に のります。 Tớ lên tầu ở ga Shinjuku
おとうとは 来年 しょうがっこうに 入ります。 Năm sau, em trai tớ sẽ vào tiểu học
130.NをV N を V(でる、おりる)
Trợ từ「を」trong trường hợp này biểu thị thời điểm khi chuyển động, đứng sau danh từ địa điểm hoặc phương tiện chuyển động. Thường đi với những động từ như「でる」(rời khỏi) và「おりる」(xuống tàu, xe…).
わたしは ぎんざ駅で 電車を おります。 Tôi xuống tàu ở ga Ginza
わたしは 九時ごろ 家を でます。 Tôi ra khỏi nhà lúc khoảng 9 giờ
131.N1からN2にのりかえます
Cách nói chuyển tàu xe, từ「N1」sang「N2」.
から thể hiện điểm xuất phát, にthể hiện điểm đến.
父は しんじゅく駅で ちかてつから バスに のりかえます。 Bố tôi chuyển từ tàu điện gầm sang xe buýt ở ga Shijuku
母は ぎんざ駅で バスから 電車に のりかえます。 Mẹ tôi chuyển từ xe buýt sang tàu điện ở ga Ginza
132.Vています
Dạng「Vています」biểu thị một hành động đang xảy ra hoặc một trạng thái đang tiếp diễn.
雨が ふって います。 Trời đang mưa
子どもたちが やきゅうを やって います。 Bọn trẻ đang chơi bóng chày
マリアさんは てがみを かいて います。 Maria đang viết thư
ジョンさんは いま きょうとに すんで います。 John hiện nay đang sống ở Kyoto
ジョンさんは 大学で れきしの べんきょうを して います。 John đang học môn lịch sử ở trường đại học
133.Vて、(Vて、)Vます/ましょう/ました Vて、(Vて、)[Vます/Vましょう/Vました]
Sử dụng dạng「Vて」để nối những hành động xảy ra theo thứ tự, trình tự thời gian.
Thời của động từ được chia ở động từ cuối cùng.
がっこうは 八時半に はじまって、四時に おわります。 Trường học bắt đầu lúc 8:30 và kết thúc lúc 4:30
あしたは 十時ごろ ホテルを でて、かいものを して、駅まで 行きましょう。 Ngày mai khoảng 10, mình rời khách sạn, sau đó đi mua đồ, rồi đi ra ga nhé
いもうとは きょねん ちゅうがっこうを でて、こうとうがっこうに 入りました。 Em gái tôi năm ngoái tốt nghiệp trung học cơ sở và đã vào PTTH rồi
Tuy nhiên nếu những động từ không chịu chi phối bởi trình tự thời gian thì vị trí các từ trong câu có thể hoán đổi cho nhau.
一階には 銀行が あって、二階には 本屋が あります。 Tầng một có ngân hàng và tầng hai có hiệu sách
二階には 本屋が あって、一階には 銀行が あります。 Tầng hai có hiệu sách và tầng một có ngân hàng
134.V1てから、V2
Mẫu câu biểu hiện trình tự thời gian một cách rõ ràng của các hành động. Khác với dạng 「Vて」của phần 5,「てから」nhấn mạnh đến ý nghĩa hành động thứ hai (V2) chỉ được thực hiện sau khi hành động thứ nhất (V1) đã kết thúc.
○もっと やすくなってから、みかんを かいます。 Nếu giá trở nên rẻ thì sẽ mua tất cả.
(×もっと やすくなって、みかんを かいます。)
父は いつも おふろに 入ってから、ねます。 Bố tôi luôn luôn tắm xong thì đi ngủ
マナさんは 日本ごを べんきょうしてから、日本へ 来ました。 Mana học tiếng Nhật xong, mới đến Nhật
135.V1dic.前に、V2
Mẫu câu biểu thị ý nghĩa trước khi thực hiện「V1」, thì「V2」đã được thực hiện rồi. 「前(まえ)」biểu thị mối quan hệ trước-sau mang tính thời gian. 「V1」là động từ dạng từ điển (nguyên thể) Cũng có khi danh động từ「VN」như「りょこう」(du lịch)「しょくじ」(việc ăn)…được dùng thay cho「V1」. Trong trường hợp này thì giữa chúng phải có trợ từ「の」.
父は いつも ねる前に、おふろに 入ります。 Bố tôi trước khi đi ngủ, bao giờ cũng vào bồn tắm
マナさんは 日本へ 来る前に、日本ごを べんきょうしました。 Trước khi đến Nhật, Mana đã học tiếng Nhật
マナさんは りょこうの 前に、とけいを かいました。 Trước khi đi du lịch, Mana đã mua đồng hồ
しょくじの 前に、手を あらって ください。 Trước khi ăn hãy rửa tay
136.もって行きます
Dạng thức kết nối của động từ biểu thị ý nghĩa chuyển động (đi, đến, về…) với động từ 「もつ」(mang, cầm…)
わたしは りょこうの 時、地図を もって 行きます。 Khi đi du lịch, tôi mang theo bản đồ
わたしは 日本へ かぞくの しゃしんを もって 来ました。 Tôi mang theo ảnh của gia đình đến Nhật
わたしは 国へ 日本の にんぎょうを もって かえります。 Tôi mang theo búp bê Nhật về nước
137.A(い)ーさ
Đối với tính từ đuôi「い」 (Aい), khi bỏ「い」thay bằng「さ」sẽ tạo thành danh từ biểu thị mức độ của một sự vật nào đó. Đây là danh từ được tạo nên từ tính từ đuôi i thể hiện mức độ của sự vật.
Chẳng hạn 「ながい」 (dài) → ながい + さ → ながさ (độ dài)
ふじさんの 高さは 3776メートルです。 Núi Phú sĩ có độ cao 3776 mét
てがみの 重さを 計ります。 Cân trọng lượng bức thư
138.N1にN2をV N1 に N2 を V(おく、いれる、のせるなど)
Trợ từ「に」trong trường hợp này biểu thị vị trí, điểm đến của「N2」thường đi với những động từ「おく」(đặt, để),「いれる」(cho vào),「のせる」(chất lên, chở…),「かける」 (mang, vác, treo, gắn…),「かく」(viết) v.v…
わたしは つくえの 上に さいふを おきました。 Tôi đặt chiếc ví lên trên bàn
母は れいぞうこに 卵を 入れました。 Mẹ tôi bỏ trứng vào tủ lạnh
カードに 名前を 書いて ください。 Hãy viết họ tên vào card
139.N1からN2をV N1 から N2 を V(だす、とる)
Trợ từ「から」biểu thị khởi điểm khi di chuyển「N2」. Hay sử dụng động từ「出す」(lôi ra, đưa ra…),「取る」(lấy ra…)
わたしは あの はこから カードを だしました。 Tôi lấy tấm card từ trong cái hộp kia
その たなから テープを とって ください。 Hãy lấy cái băng ở trong cái tủ đó
140.V1たあとで、V2ます/ました
Biểu thị ý nghĩa sau khi「V1」kết thúc,「V2」được thực hiện. Thời của động từ được chia ở động từ cuối câu.「V1たあとで、V2」ý nghĩa hơi giống với「V1てから、V2」Nói chung 「Vてから」thể hiện hành vi, động tác mang tính liên tục, còn「Vた あとで」không nhất thiết như vậy.
たの かたちの つくりかた
Cách chia động từ ở dạng này như sau:
Chuyển dạng 「V て/で」 thành dạng 「Vた/だ.」
学生たちは、見学を した あとで、さくぶんを 書きます。 Học sinh sau khi đi thăm quan học tập, viết tập làm văn
しょくじを した あとで、この くすりを のんで ください。 Sau khi ăn xong, hãy uống thuốc này
学生たちは、見学の あとで、さくぶんを 書きます。 Học sinh sau chuyến thăm quan học tập, viết tập làm văn
しょくじの あとで、この くすりを のんで ください。 Hãy uống thuốc này sau bữa ăn
141.V1たり、V2たり します①
Cách nói trong một khoảng thời gian nhất định, làm hai ba việc gì đó.
わたしは 日よう日に さんぽを したり、本を よんだり します。 Vào ngày nghỉ, tôi lúc thì đi dạo, lúc thì đọc sách
学生たちは いま ギターを ひいたり、うたったり して います。 Bây giờ các em sinh viên khi thì chơi ghi ta, khi thì hát
142.V1たり、V2たり します②
Động tác của「V1」và「V2」trái ngược nhau và luân phiên nhau xảy ra.
この にんぎょうは 目を 開けたり 閉じたり します。 Con búp bê này mắt lúc mở, lúc nhắm
この 電気は ついたり きえたり します。 Cái bóng điện này lúc thì sáng, lúc thì tắt
あの 赤ちゃんは ないたり わらったり して います。 Đứa bé kia lúc thì khóc, lúc thì cười
143.「……」と言います
Cách nói trích dẫn nguyên văn những điều mình đã nói hoặc nghe được. Thường để nguyên dạng「です/ます trong「 」sau đógắn thêm「と」(rằng, thì, là)
わたしは 先生に 「よく わかりました。」と 言いました。 Tôi nói với giáo viên rằng “Em hiểu rồi ạ.”
犬は 「ワン」と なきます。 Con chó kêu “Oang”
日本では あさ 「おはようございます。」と あいさつを します。 Vào buổi sáng, người Nhật chào nhau là “Ohayoo gozaimasu.”
144.V/A(い)/A(な)/N(PlainForm)と言いました
Khác với phần trước, trước trợ từ「と」, phần được trích dẫn để nguyên ở dạng「です/ます」(dạng lịch sự), phần này chuyển sang dạng ngắn (hay còn gọi là dạng thông thường) Đây là cách trích dẫn mang tính gián tiếp cho nên phần trích dẫn không để trong ngoặc.
父は あしたは きょうとへ 行くと 言いました。 Bố tôi nói rằng ngày mai sẽ đi Kyoto
母は あしたは きょうとへ 行かないと 言いました。 Mẹ tôi nói rằng ngày mai sẽ không đi Kyoto
タンさんは 日本語は やさしいと 言いました。 Tran nói rằng tiếng Nhật đơn giản
マナさんは 日本語は やさしくないと 言いました。 Mana nói rằng tiếng Nhật không đơn giản
友だちから マリアさんは 元気だと ききました。 Tôi nghe bạn nói rằng Maria khỏe mạnh
友だちから アリさんは 元気では ないと ききました。 Tôi nghe bạn nói rằng Ali không được khỏe
先生から アリさんは びょうきだと ききました。 Tôi nghe thầy nói rằng Ali bị ốm
先生から マリアさんは びょうきでは ないと ききました。 Tôi nghe thầy nói rằng Maria không bị ốm
145.V/A(い)/A(な)/N(PlainForm)とおもいます
Cách nói thể hiện suy nghĩ chủ quan về một hành động, hiện tượng nào đó.
(わたしは)きのう 小林さんは がっこうを 休んだと おもいます。 Tôi nghĩ rằng hôm qua Kobayashi đã nghỉ học
(わたしは)きのう 小林さんは がっこうへ 行かなかったと おもいます。 Tôi nghĩ rằng hôm qua Kobayashi đã không đến trường
(わたしは)きのうの テストは やさしかったと おもいます。 Tôi cho rằng bài kiểm tra hôm qua đơn giản
(わたしは)きのうの テストは むずかしくなかったと おもいます。 Tôi cho rằng bài kiểm tra hôm qua không khó
(わたしは)小林さんは ずっと 元気だったと おもいます。 Tôi nghĩ rằng Kobayashi đã rất khỏe mạnh
(わたしは)小林さんは びょうきでは なかったと おもいます。 Tôi nghĩ rằng Kobayashi đã không bị ốm
146.Nで(は)「~」とよみます
Mẫu câu được sử dụng khi nói về cách đọc chữ Kanji hoặc lối nói về một sự vật, hiện tượng nào đó của các ngôn ngữ khác.「N」thường là cách đọc âm ON hoặc âm KUN của chữ Kanji, hoặc tên của một ngôn ngữ nào đó.
この 字は くんよみでは 「みず」と よみます。 Chữ Hán này đọc theo âm KUN là “mizu.”
Good morningは 日本語で 「おはようございます」と 言います。 “Good morning” trong tiếng Nhật là “Ohayoo gozaimasu”
147.NについてV 「について」
là cách nói đề cập đến một chủ đề, vấn đề nào đó khi chúng ta nói, viết hoặc điều tra…Thường đi với những động từ「はなす」(nói),「かく」(viết),「しらべる」(điều tra, kiểm tra, tìm hiểu)「しつもんする」(hỏi) v.v…
わたしは 日本の りょうりに ついて さくぶんを 書きました。 Tôi viết tập làm văn về món ăn Nhật
あなたの 国の けいざいに ついて はなして ください。 Xin mời anh hãy nói về kinh tế của nước mình
わたしは この まちの れきしに ついて しらべて います。 Tôi tìm kiểu về lịch sử của khu phố này
*Lưu ý cách trả lời đối với câu hỏi「N について」
Q: Nについて どう おもいますか。 Cậu nghĩ thế nào về N?
A:(Nは) おもしろいと おもいます。 Tơ nghĩ N rất thú vị.
×Nについて おもしろいと おもいます。
148.Placeに行っています
Ba động từ「行く」(đi),「来る」(đến), và「かえる」(về) khi sử dụng ở dạng「Vている」 thì biểu thị trạng thái kết quả của hành động
兄は タイに 行って います。 Anh trai tôi đã đi Thái Lan [và bây giờ đang ở đó]
マナさんは 日本に 来て います。 Mana đã đến Nhật [và bây giờ đang ở Nhật]
ジョンさんは 国に かえって います。 John đã về nước [và bây giờ đang ở đó]
149.Nを知っていますか→ いいえ、知りません
Để biểu thị ý nghĩa mình hoặc ai đó có tri thức về một điều gì đó, dùng「知っています」(biết, hiểu), dạng phủ định dùng「知りません」.
Lưu ý không nói「知っていません」
A: あなたは ジョンさんの じゅうしょを 知って いますか。 Cậu có biết địa chỉ của John không?
B: いいえ、知りません。 Không, tớ không biết
0 nhận xét:
Đăng nhận xét